RAM là gì? Tác dụng của RAM

.RAM thường được nhắc đến khi bạn đi mua máy tính, laptop, điện thoại. Vậy RAM là gì? Tác dụng của RAM như thế nào? Ở bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu nha.

1. RAM là gì?

RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Nó là từ viết tắt của Random Access Memory. Vì RAM là loại bộ nhớ có khả năng truy cập ngẫu nhiên nên dù dữ liệu được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào thì RAM cũng truy cập trực tiếp dễ dàng đến chúng.

Đối với các ổ đĩa lưu trữ khác, bạn phải nhớ chính xác vị trí của tệp ở đâu thì mới truy cập được. RAM thì ngược lại hoàn toàn. Chính vì thế nên RAM được dùng làm bộ nhớ đệm trên các máy tính, máy in, điện thoại…

Qua các giải thích trên, bạn có thể hiểu RAM chính là nơi máy tính lưu trữ thông tin tạm thời để chuyển cho CPU xử lý. Nếu RAM càng nhiều thì số lần CPU hoạt động để xử lý dữ liệu càng ít. Như vậy, hiệu suất hệ thống sẽ cao hơn. Nhưng vì RAM là bộ nhớ không thay đổi nên khi máy tính tắt thì dữ liệu được lưu trữ sẽ biến mất.

Cấu tạo của RAM là các con chip nhớ được hàn cứng vào một thanh bảng mạch như hình sau:

Cấu tạo của RAM

2. Các thuộc tính của RAM máy tính

Tốc độ của RAM nhanh hơn của các ổ đĩa cứng. Tốc độ của module RAM cực kỳ ấn tượng với 15000 MB/s, còn của ổ địa cứng thể rắn (solid state drives) có tốc độ truyền tải chỉ hơn 1000 MB/s.

Vì khi tắt máy tính thì bộ nhớ RAM biến mất tạm thời. Vì thế có thể coi RAM như một bộ nhớ hoạt động ngắn hạn. Còn đối với ổ đĩa cứng, nếu bạn bật, tất máy tính thì dữ liệu trong ổ cứng không bị ảnh hưởng gì. Vì thế, ổ đĩa cứng được coi là bộ nhớ dài hạn.

Giá của RAM thì cao hơn ổ cứng khá nhiều.

3. Tác dụng của RAM

Bất cứ chương trình nào bạn chạy như hệ điều hành, ứng dụng, video, nhạc, tài liệu, hình ảnh… đều load tạm thời từ ổ cứng rồi sau đó chuyển vào RAM. Sau khi load vào RAM hoàn tất, bạn có thể truy cập tập tin dễ dàng hơn.

Khi RAM chạy hết dung lượng, hệ điều hành sẽ kết xuất bộ nhớ (dump) một vài chương trình, tập tin mở thành paging file (một cơ chế đặc biệt được Windows sử dụng, gọi là RAM ảo). Khi ổ cứng lưu quá nhiều paging file thì ổ cứng sẽ ngày càng chậm hơn. Vì vậy, một số chương trình sẽ được truy cập từ ổ đĩa cứng mà không còn chạy trên RAM nữa.

4. Khái niệm DRAM

DRAM là từ viết tắt của Dynamic random-access memory. Nó là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động hay RAM động, được sử dụng rộng rãi trên các hệ thống máy tính như một bộ nhớ chính. Công suất của nó có thể đạt đến 8GB cho mỗi chip trong IC hiện đại.

Về mặt vật lý, DRAM lưu trữ mỗi bit dữ liệu trong một tụ điện riêng biệt trên một mạch tích hợp. Tụ điện có thể được nạp hoặc xả. Nó đại diện cho hai trạng thái của một bit (thường được gọi là 0 và 1). DRAM được gọi là động. Vì tụ điện thường bị rò rỉ điện nên nó cần được làm tươi (refresh) hoặc nạp điện sau khoảng vài miligiây để bù đắp cho sự rò rỉ điện từ tụ điện. Nếu không được làm tươi hoặc nạp điện lại đều đặn thì các bit dữ liệu lưu trên DRAM sẽ dần biến mất.

RAM truyền thống trên máy tính thường là DRAM. Những máy tính đời mới hơn sử dụng DDR (Dual Data Rate – tốc độ dữ liệu kép) DRAM để nâng cao hiệu suất.

DRAM

5. Ý nghĩa của dung lượng RAM

RAM có dung lượng càng lớn, nghĩa là không gian lưu trữ càng nhiều thì máy hoạt động càng nhanh và ổn định. Vì thế, tình trạng giật lag sẽ không xuất hiện.

Bên cạnh đó, bộ nhớ RAM còn giúp cho hệ điều hành của máy tính, điện thoại, laptop chạy đa nhiệm tốt. Chính vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng để chọn RAM có dung lượng phù hợp. Hiện nay, RAM máy tính có thể thay thế rất dễ dàng. Nhưng RAM điện thoại và máy tính bảng do nhà sản xuất tích hợp trên Main nên gây khó khăn cho việc thay thế hoặc sửa chữa.

6. Cách lựa chọn dung lượng RAM

Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn RAM có dung lượng phù hợp, Nhưng tối thiểu bạn cần chọn RAM có dung lượng là 1GB. Với laptop sử dụng hệ điều hành Mac OS X Leopard, Windows Vista cần RAM tối thiểu 2GB. Đối với bạn nào hay chỉnh sửa video, chơi game thì cần RAM từ 3GB trở lên. Còn laptop chạy Windows XP, Linux bạn chỉ cần RAM 1GB là phù hợp.

Các laptop cài đặt hệ điều hành 32 bit thì bộ nhớ RAM 4GB là tối đa. Còn cài hệ điều hành 64 bit thì tận dụng tối đa dung lượng RAM. Vì vậy, các laptop đang sử dụng RAM 4GB có thể được cài đặt tới RAM 8GB. Nhưng khi RAM vượt quá 4GB thì ứng dụng cần được viết lại để tăng khả năng tận dụng hết dung lượng của bộ nhớ.

Bạn nên nâng cấp RAM nếu máy tính có bộ nhớ RAM ít và còn khe cắm để tăng hiệu suất và giúp máy tính nhanh hơn.

RAM là gì?

Với bài viết trên đây mình đã giải thích cho các bạn biết RAm là gì? và tác dụng của RAM. Hãy thường xuyên truy cập DGsolution để đọc thêm các bài viết hữu ích nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0387 109 109
Chat Zalo